Tỷ lệ nội địa hóa là vấn đề các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng và tập trung nâng cao để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng mình tham khảo tỷ lệ nội địa hóa là gì ở bài viết dưới đây nhé!
NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Tỷ lệ nội địa hóa là gì?
- Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ của các nguyên vật liệu và phù tùng trong công nghiệp sản xuất trong nước được sử dụng so với nguyên vật liệu phụ tùng được nhập khẩu.
- Ví dụ : Trong ngành sản xuất ô tô xe máy, bạn nghe thấy từ tỷ lệ nội địa hóa thấp nghĩa là phụ tùng sản xuất ô tô được nhập chủ yếu từ nước ngoài rất nhiều.
- Tỷ lệ nội địa hóa cao là một điều rất mừng, bởi như vậy tỷ lệ nhập khẩu sẽ giảm, việc làm cho các lao động trong nước nhiều hơn, công nghiệp sản xuất vật liệu phát triển. Nhưng giá thành của sản phẩm sẽ không giảm nhiều hoặc không giảm, chất lượng sản phẩm cũng chưa thể chắc chắn sẽ hơn hàng nhập khẩu.
Chiến lược nội địa hóa là gì
Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đã được cải thiện, và xuất hiện những thay đổi tích cực. Nhưng kinh tế thế giới thay đổi không ngừng, dẫn đến các công ty doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn gặp những khó khăn. Vậy nên cần đưa ra chiến lược nội địa hóa đúng đắn như sau :
- Ban hành Luật nội địa hóa để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi để phát triển, tăng thế mạnh trên thị trường.
- Nâng cao tăng nghề năng lực của đội ngũ lao động trong nước, tạo việc làm cho các lao động.
- Tiến hành phát triển thúc đẩy sản xuất.
- Hội nội địa hóa Việt Nam nên thành lập các tổ chức liên hết các doanh nghiệp trong ngoài nước, để tăng thế mạnh và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong nước.
- Cố gắng đoàn kết phát triển nền kinh tế để góp phần vào việc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, nâng cao vị trí của Việt Nam trên sàn quốc tế.
Cách tính tỷ lệ nội địa hóa là gì?
Cách tính tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam khác nhiều so với các nước trong ASEAN.
- Việt Nam hiện sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước, trong khi cách tính của các nước ASEAN là theo tổng giá trị của từng chi tiết cộng lại.
“Công thức tính tỷ lệ nội địa hóa được sử dụng trong nội khối ASEAN rất đơn giản. Các giá trị từng thứ được gọi là nội khối được chia cho tổng giá trị chiếc xe (bao gồm cả nội khối lẫn không nội khối) sẽ ra bao nhiêu phần trăm tỉ lệ nội địa hóa nội khối trong ASEAN”.
- Cục Công nghiệp đang xem xét và xây dựng cách tính tỷ lệ nội địa hóa phù hợp. Theo đó sẽ đưa ra khoảng 3 – 4 lựa chọn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn theo tính tỷ lệ nội địa hóa theo tiêu chí nào sẽ tính theo cách đó. Tuy nhiên, tất cả vẫn sẽ có một công thức chung làm sao phù hợp, hài hòa với tất cả các doanh nghiệp.
- Theo công thức trên của ASEAN, nếu tỷ lệ nội địa hóa nội khối đạt từ 40% giá trị chiếc xe trở lên thì được gọi là xe đủ hàm lượng ASEAN, áp thuế suất 0% khi nhập khẩu theo ATIGA. Ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ các nước ASEAN hay ô tô Việt Nam xuất khẩu đi ASEAN nếu muốn hưởng thuế suất ưu đãi 0% thì đều phải áp dụng theo cách tính này.
Cần sớm thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam
Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ KHCN. Cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết này đã và đang được sử dụng để làm cơ sở xác định các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Đa số các nước ASEAN hiện nay cũng đều tính tỷ lệ nội địa hóa theo giá trị. Vì thế, Việt Nam cần thay đổi cách tính tỷ lệ nội địa hóa, để có thể cải thiện nâng cao nền kinh tế và có vị thế trên thị trường thế giới.
Tỷ lệ nội địa hóa là gì trong một số ngành công nghiệp nhất định
Cùng tham khảo tỷ lệ nội địa hóa một số ngành công công nghiệp ở Việt Nam :
- Đối với ngành dệt may
- Có tỷ lệ nội địa hóa trong khoảng 40 – 45%. Vẫn cần nhập khẩu Vải sản xuất nhiều từ nước ngoài.
- Một năm ngành dệt may tạo ra 2,3 tỷ m2 vải, đáp ứng 25% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 13 tỷ USD vải để phục vụ may mặc. Vải trong nước đủ cho quần chất lượng thấp và trung bình, không đủ để may quần áo xuất khẩu.
- Việc ô nhiễm môi trường do sản xuất nhuộm vải vẫn chưa được cải thiện..
- Đối với ngành da – giày
- Giá của giày dép 68 – 75% là do nguyên vật liệu. Nhưng hiện tay tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 40 đến 45 %.
- Tổng lượng sản xuất ra sản phẩm chỉ đáp ứng 35 % nhu cầu trong nước.
- Một số loại nguyên phụ liệu đang được sản xuất tại Việt Nam là: da thuộc, giả da, vải không dệt, chỉ may, dây giày, cactong, phụ kiện bằng kim loại, phụ liệu nhựa, keo dán, hóa chất…nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để làm hàng xuất khẩu.
- Công nghệ thiết bị nguyên liệu của ngành này bị thiếu rất nhiều.
- Để có thể đáp ứng đủ nguyên vật liệu, cần sự kết hợp của rất nhiều ngành khác nhau và ngoài ra cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đối với ngành lắp ráp/sản xuất ô tô
- Hiện nay một số dòng xe tại Việt Nam đã có tỷ lệ nội địa hóa cao, vượt với tiêu chí đưa ra, đây là một điều rất đáng mừng.
- Đối với ngành điện tử
- Tỷ lệ nội địa hóa của các ngành đồ gia dụng/điện tử rơi vào khoảng 30 – 35% , đối với các ngành linh kiện điện tử phục vụ sản xuất, bảo dưỡng ô tô – xe máy khoảng 40%. Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành điện tử tin học, viễn thông đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao đạt 5%.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bài viết trên chúng tôi đã nói sơ bộ về tỷ lệ nội địa hóa là gì cho các bạn biết. Nếu có gì thắc mắc hãy comment xuống dưới để được giải đáp nhé!