Có thể bạn đã biết giao thức chia thành 3 loại chính: Giao thức truyền thông, giao thức quản lý và giao thức bảo mật. Trong bài viết này, Viễn Thông Xanh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về giao thức truyền thông. Trong đó, mình sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò và nêu các ví dụ về giao thức truyền thông.
NỘI DỤNG BÀI VIẾT
Giao thức truyền thông là gì?
Để hiểu được khái niệm “giao thức truyền thông” hãy cùng mình phân tách cụm từ trên thành 2 thành phần sau:
- Giao thức: chỉ một bộ quy tắc, quy định cách thức 2 thiết bị để chúng có thể giao tiếp với nhau.
- Truyền thông: tức là trao đổi thông tin từ hệ thống này sang hệ thống khác bằng các phương tiện.
Do đó, bạn có thể tổng kết lại như sau:
“Giao thức truyền thông là cách phân loại chung cho các loại giao thức quy định cách thức truyền dữ liệu giữa hai thiết bị điện tử với nhau. Các thiết bị máy tính bắt buộc phải tuân theo các giao thức này để trao đổi thông tin với nhau trong mạng. Các giao thức truyền thông chỉ rõ cách dữ liệu được đóng gói, truyền tải, và xử lý qua mạng sao cho hiệu quả và an toàn. Giao thức truyền thông còn có tên gọi tiếng anh là Communication Protocol”


Giao thức truyền thông có quan trọng không?
Giao thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng bất kỳ các hệ thống mạng cục bộ LAN cho đến mạng mở rộng WAN. Và Giao thức truyền thông đảm nhiệm vai trò quy định cách thức mà dữ liệu được truyền dẫn giữa các thiết bị.
Nếu không có các giao thức truyền thông thì các máy tính của bạn sẽ không thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả, đúng cách và an toàn. Các giao thức truyền thông hỗ trợ các thiết bị mạng truyền tín hiệu (analog hoặc tín hiệu số), xử lý các tệp và dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.
Giao thức truyền thông hoạt động trong mọi cấp mạng và có thể áp dụng trong mạng viễn thông cho đến máy tính để việc truyền thông tin được diễn ra từ thiết bị đầu đến đích.
Dù bạn có biết hay không? Thì bất kể lúc nào bạn sử dụng internet thì bạn cũng đang sử dụng các giao thức truyền thông để có thể truy cập web, lướt facebook hay nhắn tin với bạn bè.
Các giao thức truyền thông quan trọng nhất trong mạng là TCP (Giao thức điều khiển truyền tải) và UDP (Giao thức gói dữ liệu người dùng).
Có các loại giao thức truyền thông nào?
Người ta có thể chia chia giao thức truyền thông thành 2 loại: Giao thức liên hệ thống và giao thức hệ thống nội bộ. Cách phân loại này dựa trên phạm vi truyền dữ liệu của các giao thức truyền thông.
- Giao thức liên hệ thống: sẽ truyền dẫn dữ liệu giữa 2 thiết bị với nhau chẳng hạn như: UART, USART, USB
- Giao thức hệ thống nội bộ: sẽ truyền dẫn 2 thiết bị trong cùng một bảng mạch chẳng hạn như: I2C, SPI, CAN
Tuy nhiên mình thích cách phân loại giao thức truyền thông theo mục đích và ứng dụng hơn. Dưới đây sẽ là các giao thức phổ biến dựa trên cách phân loại này:
Giao thức truyền thông văn bản:
- HTTP (Hypertext Transfer Protocol): Được sử dụng để truyền tải trang web và dữ liệu trên Internet thông qua giao diện văn bản.
- SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Sử dụng để gửi email từ máy chủ email nguồn đến máy chủ email đích.
- IMAP (Internet Message Access Protocol) và POP3 (Post Office Protocol Version 3): Được sử dụng để lấy email từ máy chủ email và quản lý hộp thư đến của người dùng.
Giao thức truyền thông tệp tin:
- FTP (File Transfer Protocol): Sử dụng để truyền tải tệp tin giữa máy tính và máy chủ.
- SFTP (SSH File Transfer Protocol): Phiên bản an toàn của FTP, sử dụng giao thức SSH để truyền tải dữ liệu.
Giao thức truyền thông trực tiếp (Real-time):
- RTP (Real-time Transport Protocol): Được sử dụng cho việc truyền tải âm thanh và video trực tiếp trên mạng.
- SIP (Session Initiation Protocol): Được sử dụng để thiết lập và quản lý cuộc gọi thoại và cuộc họp video qua mạng.
Giao thức truyền thông bảo mật:
- TLS (Transport Layer Security) và SSL (Secure Sockets Layer): Sử dụng để bảo mật kết nối truyền thông bằng cách mã hóa dữ liệu.
- IPsec (Internet Protocol Security): Sử dụng để bảo vệ kết nối mạng bằng cách cung cấp mã hóa và chứng thực.
Giao thức truyền thông định tuyến:
- BGP (Border Gateway Protocol): Sử dụng trong mạng lớn để định tuyến dữ liệu giữa các mạng con và hệ thống.
- OSPF (Open Shortest Path First): Giao thức định tuyến trong mạng IP cho việc truyền dẫn thông tin định tuyến và cập nhật bảng định tuyến.
Giao thức truyền thông đám mây:
- REST (Representational State Transfer): Được sử dụng trong các ứng dụng web dựa trên nguyên tắc của việc truyền dữ liệu dưới dạng các tài nguyên và thao tác trên tài nguyên đó.
- WebSocket: Sử dụng để thiết lập kết nối hai chiều liên tục giữa máy khách và máy chủ để truyền tải dữ liệu động.
Giao thức truyền thông IoT (Internet of Things):
- MQTT (Message Queuing Telemetry Transport): Được sử dụng trong các ứng dụng IoT để truyền dữ liệu một cách hiệu quả và có độ tin cậy.
- CoAP (Constrained Application Protocol): Giao thức nhẹ cho các thiết bị IoT với tài nguyên hạn chế.
Các lưu ý về giao thức truyền thông


Như bạn đã biết thì mọi giao thức đều không phải toàn năng. Mỗi giao thức sẽ chỉ thực hiện một chức năng riêng biệt nào đó. Các bộ giao thức gồm nhiều giao thức nhỏ sẽ thực hiện chức năng lớn hơn. Do đó, giao thức có những mặt hạn chế.
Các hạn chế đáng chú ý với giao thức truyền thông bao gồm:
- Bảo mật: Ví dụ, HTTP không mã hóa dữ liệu, do đó thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp nếu không sử dụng HTTPS. Các giao thức an toàn như TLS và SSL cũng có thể có lỗ hổng nếu không được cài đặt và cấu hình đúng cách.
- Hiệu suất: Một số giao thức truyền thông có độ trễ hoặc không hiệu quả trong việc truyền tải dữ liệu. Ví dụ, TCP, mặc dù đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, nhưng có thể gây trễ do quá trình xác nhận và kiểm soát luồng.
- Phức tạp: Một số giao thức có cấu trúc và quá trình làm việc phức tạp, đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán và băng thông mạng. Việc triển khai và quản lý giao thức như BGP hoặc OSPF có thể khó khăn.
Kết luận:
Có thể thấy rằng: giao thức truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc các thiết bị có thể truyền dữ liệu cho nhau hay không? Việc hiểu về giao thức truyền thông sẽ là cách để bạn hiểu được việc truy cập Internet hàng ngày diễn ra như thế nào?
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu biết đủ sâu về giao thức truyền thông bao gồm: khái niệm, vai trò, ứng dụng và phân loại. Nếu có bất kỳ câu hỏi liên gì về vấn đề nào đó trong bài viết. Hãy để lại dưới phần bình luận để mình hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!
Xin cảm ơn các bạn! Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác: