NỘI DỤNG BÀI VIẾT
- 1 ÁP SUẤT CHẤT LỎNG LÀ GÌ – ÁP SUẤT CHẤT LỎNG BÌNH THÔNG NHAU CÓ ỨNG DỤNG GÌ
- 1.1 1. Áp suất chất lỏng là gì?
- 1.2 2. Công thức tính áp suất chất lỏng như thế nào?
- 1.3 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất chất lỏng
- 1.4 4. Ứng dụng của áp suất chất lỏng trong cuộc sống.
- 1.5 Áp suất chất lỏng là gì? Ví dụ, phan loại, công thức tính, sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng và những yếu tố mà áp suất chất lỏng phụ thuộc
- 1.6 ÁP SUẤT CHẤT LỎNG LÀ GÌ?
- 1.7 VÍ DỤ VỀ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
- 1.8 PHÂN LOẠI ÁP SUẤT
- 1.9 CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
- 1.10 SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
- 1.11 ÁP SUẤT CHẤT LỎNG PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG LÀ GÌ – ÁP SUẤT CHẤT LỎNG BÌNH THÔNG NHAU CÓ ỨNG DỤNG GÌ
Tại sao khi con người lặn xuống biển sâu cần mặc đồ bảo hộ có thể chịu được áp suất lớn, hay tàu ngầm lại được chế tạo với lớp vỏ tàu làm bằng thép dày vững chắc chịu được áp suất lớn. Câu trả lời là do áp suất chất lỏng. Vậy áp suất chất lỏng là gì? Công thức tính áp suất chất lỏng như thế nào? Qua bài viết này, Vimi sẽ giải đáp các thắc mắc trên một cách ngắn gọn và khái quát nhất.
Bạn đang xem: Áp suất chất lỏng là gì
1. Áp suất chất lỏng là gì?

Áp suất chất lỏng là gì? Áp suất chất lỏng được hiểu là tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng, thì chất lỏng luôn tác dụng lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó một áp lực. Hiểu một cách đơn giản, áp suất chất lỏng là lực ép của chất lỏng theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng bị ép.
Độ lớn của áp suất phụ thuộc vào lực nén của chất lỏng. Nếu lực ép của chất lỏng tại điểm đó càng mạnh thì áp suất chất lỏng càng lớn, ngược lại nếu lực nén của chất lỏng tại điểm đó càng yếu thì áp suất càng thấp. Tuy nhiên điều này không dễ để thấy được qua công thức tính áp suất chất lỏng.
Ví dụ về áp suất chất lỏng: Khi bơm nước, nếu ta tăng áp lực của máy bơm lên thì nước chảy ra cũng sẽ mạnh hơn. Không chỉ vậy, đối với các ống nước dùng lâu ngày, ta thấy đường kính của ống to ra, đó là do áp lực của chất lỏng đã tác dụng lên và làm chúng to ra.
2. Công thức tính áp suất chất lỏng như thế nào?

Ta có công thức tính áp suất chất lỏng như sau: p = d.h
Trong đó:
p là áp suất chất lỏng tại điểm đang xét (đơn vị đo là Pa – Pascal)d là trọng lượng riêng của chất lỏng trong ống (đơn vị đo là N/m³)h là độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng tới điểm đang cần tính áp suất (đơn vị đo là m)
Ngoài ra, chúng ta thường hay thấy một đơn vị khác để đo áp suất chất lỏng là atm (atmosphere). Quy đổi ra đơn vị Pa, thì 1 atm=101325 Pa=101325 N/m².
Lưu ý: Công thức tính áp suất chất lỏng này cũng tính được áp suất tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng, độ cao của chất lỏng khi đó cũng chính là h – độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Và, trong cùng một chất lỏng nằm ngang, tại các điểm có độ sâu như nhau thì độ lớn áp suất tại các điểm đó là bằng nhau.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất chất lỏng
Với công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h, ta có thể thấy rằng áp suất chất lỏng phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu của chất lỏng so với bề mặt tiếp xúc với không khí.

3.1 Trọng lượng riêng của chất lỏng đang xét.
Mỗi chất lỏng khác nhau sẽ có trọng lượng riêng khác nhau, do đó mà áp suất của chúng tác động lên cùng một điểm với độ sâu như nhau là khác nhau. Chẳng hạn như nước có trọng lượng riêng lớn hơn xăng dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng ta thấy d và p tỷ lệ thuận, do vậy với cùng một điểm tại cùng một độ sâu thì áp lực tại điểm đó trong môi trường nước sẽ lớn hơn trong môi trường xăng.
Bên cạnh đó, trọng lượng riêng của chất lỏng còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì trọng lượng riêng càng lớn và ngược lại trọng lượng riêng chất lỏng thấp hơn khi nhiệt độ thấp hơn. Qua quan hệ bắc cầu thì yếu tố nhiệt độ cũng gây ảnh hưởng tới áp suất chất lỏng.
3.2 Độ sâu của chất lỏng so với bề mặt thoáng.
Với công thức tính áp suất chất lỏng đã nêu trên ta thấy rằng độ sâu và áp suất tỷ lệ thuận với nhau. Ảnh hưởng của yếu tố này được thể hiện rõ nhất khi trong cùng một chất lỏng, tại các điểm có độ cao khác nhau áp suất chất lỏng tại đó cũng khác nhau. Trong thực tế, điều này được chứng minh qua các đáy đại dương, càng xuống sâu thì áp suất càng lớn, do đó con người không thể lặn xuống quá sâu và tại các độ sâu khác nhau thì các loài sinh vật biển cũng có sự đa dạng khác nhau.
Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng vào thực tế, các bài tập tính toán ta có thể tính được áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng khi biết được độ sâu của điểm đó, và biết chất lỏng đó là gì.
Xem thêm: Tử vi trọn đời tuổi mậu ngọ
Sau khi đã điểm qua một số ý như: áp suất chất lỏng là gì?, Công thức tính áp suất chất lỏng ra sao?. Tiếp theo chúng tôi sẽ nêu nên một số úng dụng sử có hoạt động dựa vào áp suất chất lỏng.
4. Ứng dụng của áp suất chất lỏng trong cuộc sống.
Áp suất chất lỏng được ứng dụng trong cuộc sống thông qua các thiết bị vô cùng quen thuộc mà có thể chúng ta chưa nghĩ tới. Dưới đây, Vimi có cung cấp một số ứng dụng của áp suất chất lỏng như sau:

Máy nén thủy lực: là một công cụ giúp ta dễ dàng nâng các vật nặng như xe hơi, hay dùng để nén các vật, và nguyên lý hoạt động của dụng cụ này là dựa vào áp suất chất lỏng.Đài phun nước: hoạt động dựa trên nguyên lý áp suất. Đài phun nước hoạt động nhờ máy bơm sẽ hút nước và đưa nước tới vòi phun. Dưới áp lực của máy bơm, nước sẽ được đẩy lên trên và tạo thành các hình dáng như mong muốn.Hệ thống phanh xe: Khi chúng ta đạp phanh, sẽ xảy ra quá trình lực truyền từ bành đạp tới bầu trợ lực của phanh, sau đó các pít tông chuyển động nén lò xo và dầu trong xi lanh, từ đó làm tăng áp suất đẩy dầu tới các đường ống cùng với xi lanh của bánh xe, giúp đẩy pít tông và guốc phanh ép sát vào má phanh sinh ra lực ma sát làm xe giảm tốc độ.
Bài viết trên, Vimi đã chia sẻ một cách khái quát về áp suất chất lỏng là gì?, công thức tính áp suất chất lỏng, cũng như các ứng dụng của áp suất chất lỏng trong cuộc sống. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn bạn đọc hiểu hơn về áp suất chất lỏng.
Áp suất chất lỏng là gì? Ví dụ, phan loại, công thức tính, sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng và những yếu tố mà áp suất chất lỏng phụ thuộc
Chúng ta thường nghe nhiều về khái niệm áp suất chất lỏng trong các chương trình học cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chỉ dừng ở mức biết chứ chưa thật sự hiểu hay có cái nhìn toàn diện về áp suất chất lỏng. Vậy qua bài viết hôm nay,hot.edu.vnsẽ gửi đến bạn những thông tin cụ thể về áp suất chất lỏng cùng những vấn đề cơ bản liên quan để bạn có thể thêm nhiều hiểu hơn về khái niệm thường gặp này nhé.
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG LÀ GÌ?

Áp suất chất lỏng là gì
Áp suất chất lỏng được hiểu là một lực đẩy của chất lỏng truyền trong các đường ống. Chất lỏng có thể là nước hoặc dầu,…Theo đó, lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh và lực đẩy càng yếu thì áp suất càng thấp.
VÍ DỤ VỀ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

Ví dụ về áp suất chất lỏng
Một số ví dụ cụ thể về áp suất chất lỏng:
Ví dụ 1: Trong một đường ống bơm nước, nếu tăng áp lực máy bơm lên thì lượng nước chảy vào bồn nhanh đầy. Khi đó, áp suất trong đường ống đang tăng mạnh
Ví dụ 2: Áp suất chất lỏng bình thông nhau là áp suất đo được từ 2 bình gắn vào nhau thông qua một đường ống hoặc nhiều đường ống, chất lỏng ở 2 bình thông nhau luôn đứng yên và có chung một chiều cao h
PHÂN LOẠI ÁP SUẤT
Áp suất tuyệt đối
Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.
Ký hiệu: pa
Công thức:Công thức tính: Pa = P0 + γ.h

trong đó:
p0 là áp suất khí quyểnd là trọng lượng riêng của chất lỏngh là độ sâu thẳng đứng từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm được xét
Áp suất tương đối
Áp suất tương đối là áp suất gây ra chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng. Cũng có thể hiểu áp suất tương đối là hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển.
Nếu áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển thì ta được áp suất chân không. Áp suất tương đối còn được gọi là áp suất dư
Ký hiệu: ptđ, pdư
Công thức tính:Pdu = γ.hvc
CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
Áp suất của chất lỏng được tính bằng tích của trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng.
p=dh
Trong đó:
d :(N/m3)là trọng lượng riêng của chất lỏngh : (m) là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏngp : (Pa) là áp suất của chất lỏng
SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG

Sự tồn tại của áp suất trong chất lỏng
Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng được thể hiện qua thí nghiệm sau:
Để tiến hành thí nghiệm, cần chuẩn bị một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B được bịt bằng một màng cao su mỏng
Tiến hành thí nghiệm bằng cách đổ đầy nước và quan sát hiện tượng xảy ra trong bình. Kết quả nhận được từ thí nghiệm là các màng cao su bị biến dạng
Kết luận rút ra từ thí nghiệm:
Chất lỏng đã tác dụng áp suất lên đáy bình và thành bình
Chất lỏng tác dụng áp suất lên bình theo mọi phương
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
Áp suất chất lỏng được tính theo công thức: P = d.h
Vậy theo công thức trên thì áp suất chất lỏng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chiều cao cột mét nước ( chiều cao chất lỏng trong bồn, trong bình,..) và khối lượng riêng ( trọng lượng riêng của từng loại lưu chất )Theo đó, chiều cao h càng lớn thì áp suất càng lớn và ngược lại
Bên cạnh đó, áp suất chất lỏng còn phục thuộc vào 1 yếu tố quan trọng khác là yếu tố nhiệt độ
Một yêu tố rất quan trọng chỉ trong thực tế mới biết được đó chính là yếu tố nhiệt độ. Ví dụ:Với cùng một nồi nước chiều cao như nhau và trọng lượng như nhau nhưng đối với nồi nước có nhiệt độ cao thì áp suất sẽ lớn hơn rất nhiều so với nồi chứa nước nhiệt độ ở mức bình thường.
Qua bài viết này,hot.edu.vnđã chia sẽ với bạn toàn bộ những thông tin về áp suất chất lỏng cùng những vấn đề cơ bản liên quan. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thể vận dụng vào công việc hay học tập khi cần thiết. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đội ngũ nhân viên
hot.edu.vnluôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.